Tại sao chúng ta cần biết cách tính phí ship hàng nước ngoài về Việt Nam?
Nhu cầu người Việt chúng ta sử dụng hàng chất lượng, mác nước ngoài như hàng Mỹ, hàng Nhật rất được ưa chuộng. Tuy nhiên một số mặt hàng không có tại Việt Nam, ta phải đặt hàng từ nước ngoài, rồi gửi hàng về Việt Nam, đợi từ 1 tuần, 2 tuần thậm chí cả tháng mới nhận được hàng. Với kinh nghiệm của dhl Logistics, bạn nên gửi hàng đi Mỹ (hoặc các nước khác) bằng dịch vụ gửi hàng qua Mỹ bằng đường biển hoặc đường hàng không.
Các dịch vụ mua hàng hộ, gửi hàng từ Mỹ về Việt Nam đang mọc lên như nấm. Và mỗi công ty lại có mức chi phí vận chuyển, phí dịch vụ và phụ thu khác nhau dễ khiến chúng ta hoang mang. Quá nhiều bảng giá khác nhau, giá chênh lệch khiến nhiều người từng bị lừa, hoặc bị hét giá quá cao. Vì vậy, nếu bạn biết cơ bản cách tính tiền ship hàng sẽ giúp bạn giảm rủi ro về tiền bạc mà vẫn có được nguồn hàng ưng ý.
A. Cách tính phí ship hàng từ nước ngoài về Việt Nam
Dưới đây là cách tính phí ship hàng vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam, công thức cơ bản là:
Cách tính phí ship hàng = <Giá sản phẩm trên website> + <Thuế sản phẩm> + <Phí ship nội địa> + <Phí ship hàng về Việt Nam> + <Phụ thu> + <Phí dịch vụ>
Chúng ta nên tính theo cách tính giá ship hàng theo: nhóm phí mua hàng và ship hàng nội địa (nước ngoài) và phí vận chuyển, phụ thu về Việt Nam.
1) Phí ship hàng nội địa (Mỹ, Anh, Úc)
Cách tính tiền hàng order kèm với thuế và tiền ship hàng nội địa, tới văn phòng vận chuyển.
+ Giá sản phẩm trên website: Được tính bằng giá tiền trên website mua hàng online. Giá tiền bao gồm: giá sản phẩm (đã discount/ sale off) + thuế sản phẩm (VAT, thuế nhập khẩu (nếu có)).
+ Thuế sản phẩm: thường thuế được tính vào giá sản phẩm trên website, tuy nhiên có một số website, tiền thuế không tính trên giá sản phẩm đã giảm. Bạn cần phải lưu ý nhé.
+ Tiền ship hàng nội địa: được tính từ nơi phân phối hàng hóa tới nơi nhận hàng nội địa. Cách tính tiền ship hàng nội địa sẽ do website đó quy định. Nhưng nếu chỗ nhận hàng gần với nơi phân phối có thể sẽ được freeship. Đặc biệt khi mua hàng trên Amazon với trên 25$ bạn sẽ được freeship nội địa.
Lưu ý: Khi thanh toán quốc tế, bạn cần quy đổi USD sang VND với tỷ giá tương ứng để tính chính xác khi thanh toán bằng thẻ Visa (hoặc Master) nhé.
2) Phí ship hàng vận chuyển về Việt Nam, tới tận tay khách hàng sẽ bao gồm các khoản phí còn lại.
Bao gồm Phí ship hàng từ nước ngoài về Việt Nam, Phí phụ thu hàng hóa, và phí dịch vụ gộp lại.
+ Phí ship hàng về nước: là phí vận chuyển (đường hàng không, đường biển) tính theo kilograms hàng hóa bạn ký gửi. Cách tính phí ship hàng về nước bao gồm cả phí bảo hiểm hàng hóa được quy định theo từng loại mặt hàng.
+ Phí phụ thu: Cách tính tiền phụ thu sẽ phụ thuộc vào các nhóm hàng.
+ Phí dịch vụ: bao gồm phí mua hàng hộ (nếu có), phí theo dõi, chuyển hàng trong 63 tỉnh thành Việt Nam,… do đơn vị vận chuyển tính theo % đơn hàng để nhận. Tại Dhl Logistics, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có chuyên môn ngoại ngữ tốt sẽ thay bạn mua hàng ở nước ngoài (miễn phí) và làm thủ tục hải quan từ A-Z.
Trên đây là cách tính tiền hàng order, cách tính phí ship hàng từ nước ngoài về Việt Nam. Hi vọng dựa trên cách tính này thì với bảng giá cước vận chuyển bất kì bạn đều có thể tính được.
Từ khóa: chuyển hàng nước ngoài về Việt nam